bdung

New Member
Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam
1. Đánh giá chung
Với mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục
được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Về tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại:
Nhiều tiêu chí để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại dự kiến không đạt, như GDP bình quân đầu người, giá trị gia tăng công nghiệp
chế biến, chế tạo bình quân đầu người, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP, tỉ trọng lao động
nông nghiệp trong tổng lao động xã hội, tỉ lệ đô thị hoá, chỉ số phát triển con người, chỉ số
bất bình đẳng thu nhập, tỉ lệ lao động qua đào tạo, ...
Chúng ta đã thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, bảo trợ xã hội, tạo việc
làm, giảm cùng kiệt bền vững; tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp tăng nhanh; tỷ lệ hộ cùng kiệt giảm còn dưới 3% vào năm 2020. Các lĩnh vực giáo dục,
y tế đạt nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có việc bảo đảm chương trình dạy và học trực
tuyến và thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh trong bối cảnh dịch bệnh. Nhiều giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được đề cao và phát huy; trong phòng, chống đại
dịch COVID-19 đã nổi lên những giá trị đạo đức xã hội và nhiều gương người tốt, việc tốt
được nhân rộng. Các lĩnh vực công tác dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, phụ nữ,
trẻ em, thể dục, thể thao và thông tin, truyền thông được chú trọng. Kết cấu hạ tầng thiết
yếu, nhất là ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường.
Nền quốc phòng toàn dân được củng cố ngày càng vững chắc; sức mạnh tổng hợp của
lực lượng vũ trang được nâng cao; công nghiệp quốc phòng, an ninh từng bước phát triển
theo hướng hiện đại. Cùng với ngành y tế và các địa phương, các lực lượng quân đội, công
an đã vào cuộc quyết liệt cùng cả nước trong phòng, chống, dập dịch bệnh COVID-19.
Đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, toàn diện, đồng bộ và đạt nhiều
kết quả quan trọng. Quan hệ với các đối tác tiếp tục được mở rộng, đi vào chiều sâu, thiết
thực và hiệu quả hơn, trong đó có 17 đối tác chiến lược và 13 đối tác hợp tác toàn diện; đã
ký kết và triển khai hiệu quả nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), góp phần quan trọng mở rộng, đa
dạng hóa thị trường, thu hút các nguồn lực cho phát triển đất nước. Chúng ta đã đảm nhiệm
thành công nhiều cương vị quan trọng tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế, khu vực như Chủ
tịch ASEAN, Chủ tịch Hội đồng liên minh nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(AIPA), Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...; đồng thời, thực
hiện tốt công tác thông tin đối ngoại, bảo hộ công dân; chủ động hỗ trợ, hợp tác tốt trong
phòng, chống đại dịch COVID-19. Uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp
tục được khẳng định và nâng cao.
2. Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức độ khá cao. Giai đoạn 2011 - 2015, GDP
đạt bình quân 5,9%/năm, giai đoạn 2016 - 2019 tăng trưởng đạt 6,8%/năm, năm 2020 do
dịch bệnh Covid-19 tốc độ tăng trưởng ước đạt trên 2%, bình quân giai đoạn 2016 - 2020
đạt khoảng 5,9%/năm. Tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011 - 2020, tăng trưởng GDP
dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên
thế giới. Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra; GDP tăng bình quân
khoảng 5,9%/năm giai đoạn 2011 - 2020 so với mục tiêu Chiến lược là 7 - 8%/năm và thấp
hơn so với hai giai đoạn trước. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010
lên khoảng 2.750 USD năm 2020.
Cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành chuyển biến tích cực; tỉ trọng công nghiệp chế biến,
chế tạo và ứng dụng công nghệ cao tăng lên. Tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản trong GDP giảm từ 18,9% năm 2010 xuống 14,8% năm 2020; các khu vực công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ (bao gồm cả thuế sản phẩm trừ trợ cấp) tăng tương ứng từ 81,1% lên
85,2%, vượt mục tiêu đề ra. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực; trong khu vực công
nghiệp, xây dựng, tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo tăng từ 13% năm 2010 lên 16,9% năm
2020; tỉ trọng ngành khai khoáng giảm từ 9,5% xuống còn 6,2%

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh Giá Hiệu Quả Của Composite Ủ Từ Xơ Dừa Và Phân Bò Bổ Sung Chế Phẩm BIO F Trên Cây Cà Chua Khoa học kỹ thuật 0
D mô phỏng phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU) và áp dụng pinch technology để đánh giá hệ thống thu hồi nhiệt Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích và đánh giá hệ thống kênh phân phối bia Huda của Công ty TNHH Bia Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đánh giá hệ thống thang bảng lương trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
D Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối mặt hàng nước giải khát của Suntory Pepsico Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến đổi địa hình và phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng Khoa học Tự nhiên 1
D Đánh giá về tiềm năng phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top