Download Khóa luận Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ CÔNG TÁC 5
XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN 5
I. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 5
1. Khái niệm 5
2. Chức năng của văn bản QLNN 6
3. Vai trò của văn bản QLNN 8
4. Phân loại văn bản QLNN 10
4.1. Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) 10
4.2. Văn bản cá biệt 12
4.3. Văn bản hành chính thông thường 13
4.4. Văn bản chuyên môn – kỹ thuật 14
II. NHỮNG YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN QLNN 15
1. Văn bản phải đảm bảo tính hợp pháp 15
2. Văn bản phải đảm bảo tính khoa học 15
3. Văn bản phải đảm bảo tính khả thi 21
III. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN 21
1. Khái niệm 21
2. Hình thức thể chế hoá quy trình 22
3. Trình tự chung xây dựng và ban hành văn bản 22
3.1. Bước 1: Sáng kiến và dự thảo văn bản 22
3.2. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo 23
3.3. Bước 3: Thẩm định dự thảo 24
3.4. Bước 4: Xem xét, thông qua 25
3.5. Bước 5: Công bố 26
3.6. Bước 6: Gửi và lưu trữ văn bản 26
CHƯƠNG II 28
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ 28
NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 28
I. THẨM QUYỀN BAN HÀNH VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 28
1. Văn bản quy phạm pháp luật 31
2. Văn bản hành chính 32
II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 32
1. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo 33
1.1. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 33
1.1.1. Hình thức và nội dung của văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 33
1.1.2. Yêu cầu đối với văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 35
1.1.3. Trình tự xây dựng và ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 35
1.1.4. Cơ cấu nội dung và thể thức các văn bản QPPL do bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 43
2. Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo 58
2.1. Hình thức ban hành văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo 58
2.2. Trình tự soạn thảo và ban hành các văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo 60
CHƯƠNG III 66
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HƯỚNG TỚI 66
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 66
I. MỘT SỐ NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 66
1. Những kết quả đạt được 67
2. Những hạn chế, thiếu sót 71
3. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót 76
3.1. Về công tác tổ chức, xây dựng văn bản 76
3.2. Về thể chế, tổ chức 77
3.3. Về nhận thức, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức làm công tác soạn thảo và ban hành văn bản 77
3.4. Về sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc soạn thảo văn bản 78
3.5. Về điều kiện thời gian và kinh phí 78
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HƯỚNG TỚI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 79
1. Lập dự kiến chương trình soạn thảo, ban hành văn bản dài hạn và hàng năm của Bộ 80
2. Hoàn thiện về thể chế, tổ chức 81
3. Hoàn thiện các bước trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo 83
4. Nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản 86
5. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân vào việc nâng cao chất lượng văn bản 88
6. Xây dựng kế hoạch kinh phí phục vụ cho việc xây dựng và ban hành văn bản của Bộ 89
7. Thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm 89
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 92
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đơn vị được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc tham gia góp ý kiến bằng văn bản đối với nội dung các quy định thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị mình được giao phụ trách.
- Đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo nếu có vướng mắc gì thì phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và Bộ trưởng.
- Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo.
- Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi dự thảo lần cuối đến các đơn vị có liên quan đề nghị cho ý kiến tiếp. Nếu đồng ý thì ký vào tờ trình văn bản QPPL. Trường hợp không thống nhất với dự thảo, các đơn vị có liên quan có quyền bảo lưu ý kiến của mình trong tờ trình văn bản QPPL.
Ví dụ: Sau khi tiến hành soạn thảo xong dự thảo “Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 11” Vụ giáo dục Trung học đã gửi bản dự thảo lần thứ nhất, lần thứ 2 xin ý kiến các đơn vị có liên quan. Các đơn vị đã xem xét và gửi văn bản góp ý cho Vụ giáo dục Trung học. Tiếp thu các ý kiến đóng góp dự thảo đã từng bước được hoàn thiện.
Bước 3: Thẩm định dự thảo
- Sau khi tổng hợp các ý kiến tham gia xây dựng dự thảo, đơn vị chủ trì soạn thảo chỉnh lý dự thảo và gửi bản dự thảo văn bản ( Thủ trưởng đơn vị ký nhỏ vào góc bên phải từng trang dự thảo) đến Vụ Pháp chế để thẩm định.
- Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm lập hồ sơ thẩm định bao gồm:
+ Tờ trình văn bản QPPL do Thủ trưởng đơn vị ký ( ký tờ trình và ký nhỏ vào góc bên phải từng trang dự thảo);
+ Bản thuyết minh quá trình soạn thảo văn bản;
+ Ý kiến góp ý bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị , tổ chức, cá nhân có liên quan; bản tổng hợp, tiếp thu ý kiến;
+ Các văn bản và hồ sơ làm căn cứ để ban hành, hướng dẫn thi hành, sửa đổi, bổ sung;
+ Các tài liệu liên quan khác.
- Số lượng hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định là 02 bộ
- Nội dung và thời hạn thẩm định:
+ Nội dung thẩm định dự thảo văn bản QPPL bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Sự cần thiết ban hành văn bản;
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;
Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo văn bản QPPL trong hệ thống pháp luật hiện hành và tính khả thi của văn bản.
Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hay gia nhập.
Hình thức, kỹ thuật soạn thảo, ngôn từ pháp lý của dự thảo văn bản QPPL;
+ Thời hạn thẩm định dự thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 07 đến 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Vụ pháp chế thẩm định dự thảo văn bản QPPL theo nội dung và thời hạn thẩm định theo quy định. Trường hợp đồng ý với dự thảo, Vụ Pháp chế ký thẩm định tờ trình văn bản QPPL và ký nhỏ vào góc bên phải từng trang dự thảo. Trường hợp không đồng ý với dự thảo, Vụ Pháp chế có ý kiến bằng văn bản, đơn vị chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa dự thảo. Trường hợp đơn vị chủ trì soạn thảo không thống nhất với Vụ Pháp chế thì có ý kiến giải trình tại bản thuyết minh và Vụ Pháp chế bảo lưu ý kiến của mình trong tờ trình văn bản QPPL.
Ví dụ: Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp và tiến hành chỉnh lý dự thảo “Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 11” Vụ giáo dục Trung học đã gửi dự thảo lần thứ 3 của dự thảo và các tài liệu khác có liên quan để Vụ Pháp chế thẩm định. Vụ Pháp chế đã có văn bản thẩm định gửi Vụ giáo dục Trung học, trong đó có nêu lên các ý kiến thẩm định về mặt pháp lý các vấn đề như:sự cần thiết xây dựng và ban hành văn bản, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật, tính khả thi của văn bản khi ban hành.
- Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn việc tuân thủ các quy định về xây dựng văn bản QPPL ; đôn đốc đơn vị chủ trì soạn thảo thực hiện việc soạn thảo đúng tiến độ;
+ Thẩm định về mặt pháp lý các dự thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước khi đơn vị chủ trì soạn thảo trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành.
+ Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về mặt pháp lý của dự thảo đã thẩm định, bảo đảm hình thức và nội dung dự thảo không trái với các văn bản QPPL hiện hành có hiệu lực cao hơn và không chồng chéo với các văn bản QPPL hiện hành.
Bước 4: Xem xét, thông qua văn bản
- Sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo và chuẩn bị hồ sơ trình duyệt để trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
- Hồ sơ trình duyệt dự thảo gồm:
+ Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo;
+ Bản dự thảo ;
+ ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế;
+ Bản tổng hợp ý kiến tham gia xây dựng dự thảo;
+ Các tài liệu khác có liên quan.
- Việc trình ký được tiến hành như sau:
+ Hồ sơ trình ký được trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực cho ý kiến lần cuối để trình Bộ trưởng.
+ Khi Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực đồng ý với bản dự thảo, Văn phòng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ thì trình Bộ trưởng ký ban hành.
+ Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hay chưa đúng quy định thì Văn phòng yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo bổ sung đầy đủ hồ sơ sau đó trình bộ trưởng xem xét, quyết định.
- Ký ban hành văn bản:
+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ trình ký, Bộ trưởng xem xét cả nội dung và hình thức của văn bản để đảm bảo không có sai sót. Bộ trưởng sẽ trực tiếp ký vào văn bản hay ghi rõ vào tờ trình trong hồ sơ trình ký uỷ quyền cho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực ký thay.
- Sau khi văn bản QPPL được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành, Văn phòng đóng dấu, ghi số, ngày tháng, năm ban hành văn bản QPPL.
- Đơn vị chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản QPPL chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản và theo dõi văn bản cho đến khi văn bản được chính thức ban hành. Văn phòng chịu trách nhiệm về hồ sơ trình lãnh đạo Bộ.
Bước 5: Công bố
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành, Văn phòng có trách nhiệm gửi văn bản QPPL ( văn bản + đĩa mềm hay gửi qua mạng điện tử) đến cơ quan Công báo để đăng Công báo.
- Văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, truyền hình, đăng trên các báo như báo Giáo dục và Thời đai, Tạp chí giáo dục, ….
- Các văn bản đã ban hành và được đăng Công báo, nếu phát hiện có sai sót về thủ tục, hình thức thì đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đính chính bằng việc soạn thảo một quyết định đính chính. Quyết định đính chính văn bản do Lãnh đạo Bộ đã ký văn bản đó ký và phải được chuyển ngay đến V...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top